I. Tổng quan về ngành điện công nghiệp.
Ngành điện công nghiệp là ngành chuyên thực hiện thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt động truyền tải điện ổn định trên toàn hệ thống. Kỹ sư Điện Công Nghiệp còn thực hiện đấu nối để đưa điện từ hệ thống truyền tải vào hệ thống sản xuất, vận hành các máy điện cộng nghiệp và các hệ thống sử dụng điện khác.
Yêu cầu công việc đối với các công nhân, kỹ sư ngành Điện Công nghiệp phải đảm bảo thực hiện thành thạo các thao tác như: lắp đặt, đấu nối các hệ thống tín hiệu điện, các thiết bị truyền tải điện; vận hành, kiểm tra và sửa chữa, bảo trì các hệ thống thiết bị điện cho công ty, nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư hoặc các thiết bị điện công nghiệp khác,…
Nước ta đang trong quá trình phát triển trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó nhu cầu sản xuất công nghiệp trên khắp cả nước đang phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu đấu nối, sử dụng điện công nghiệp rất nhiều.
Ngành điện công nghiệp là sự kết hợp giữa điện tử dân dụng và điện tử máy tính.
Để làm việc trong ngành điện công nghiệp, bạn cần theo học các chuyên ngành điện công nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng hoặc trường nghề . Khi tốt nghiệp, bạn sẽ được cấp bằng kỹ sư điện công nghiệp hoặc ngành liên quan như điện tử công nghiệp,…

II. Ngành điện công nghiệp học những gì?
Ngành Điện công nghiệp với các đặc điểm ngành nghề như:
– Phân tích hoạt động các hệ thống phát, truyền tải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện. Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp, khu dân cư; mạng động lực phân xưởng, xí nghiệp; hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ-an ninh, an toàn điện;
– Tính toán, thiết kế, sửa chữa, phát huy hết năng suất và đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong hệ thống và tiết kiệm năng lượng;
– Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện ba pha, máy điện một pha, máy điện một chiều và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng
– Vì vậy khi theo học ngành này, sinh viên được được trang bị kiến thức về nguyên tắc, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp. Từ những kiến thức cơ bản đó, người học được tích lũy các kiến thức chuyên ngành để thực hiện thiết kế hệ thống điện công nghiệp, truyền tải điện, phân phối điện, đưa điện đến đơn vị sử dụng. Kiến thức để xây dựng hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy đảm bảo an toàn, chi phí thấp, chất lượng cao. Và để đảm bảo người kỹ sư có thể thiết kế, thi công tốt các hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy, kiến thức về các máy móc sử dụng điện công nghiệp không thể thiếu trong chương trình đào tạo.

III. Tương lai cho ngành Điện Công nghiệp
Nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành điện công nghiệp hiện nay rất cao. Vì vậy, nhiều sinh viên sau khi học cao đẳng, đại học hoặc các chương trình đào tạo nghề có khả năng kiếm được việc làm ngay.
Để đạt được điều đó, sinh viên cần trang bị kiến thức chuyên ngành và kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng trong nhà máy, xí nghiệp,… Nếu là người có chí cầu tiến, chịu khó học hỏi và nâng cao kinh nghiệm, việc được thăng chức lên cấp độ quản lý tại doanh nghiệp là điều hoàn toàn có thể. Ngoài ra, bạn cũng thể mở cơ sở kinh doanh của riêng mình nếu đủ khả năng và điều kiện kinh tế.
Sau đây là một số ý tưởng phát triển sự nghiệp trong ngành điện công nghiệp:
- Làm kỹ thuật viên cho các doanh nghiệp kinh doanh các thiết bị ngành điện.
- Làm nhân viên bảo trì, sửa chữa, lắp đặt hệ thống điện, máy bơm nước,…
- Làm nhân viên vận hành, bảo trì, quản lý hệ thống điện tại các khu dân cư, căn hộ, khách sạn, nhà máy sản xuất thực phẩm, xí nghiệp may,…
- Làm việc tại các nhà máy sản xuất điện như nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện,…
- Tự mở cửa hàng kinh doanh hoặc sửa chữa thiết bị điện
IV. Thu nhập của ngành điện công nghiệp
Giống như nhiều ngành khác, thu nhập của ngành điện công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của bạn. Nếu bạn đảm bảo chuyên môn và khả năng ngoại ngữ thì mức lương từ 15 đến 20 triệu/ tháng cho các kỹ sư là điều hoàn toàn có thể. Hiểu được sự vất vả của những lao động ngành điện nên các doanh nghiệp dần tăng mức đãi ngộ. Ví dụ như nhân viên của EVN có mức lương từ 10.8 triệu/ tháng (năm 2013) tăng lên 14 triệu/tháng (năm 2015). Tuy nhiên, mức lương phổ biến ngành điện lực thường rơi vào khoảng 5 – 8 triệu/1 tháng, tùy vào năng lực làm việc. Ngoài ra, nếu bạn không đi làm mà tự mở cửa hàng kinh doanh thì có thể mang lại nhiều thu nhập hơn nữa.
V. Tổng kết
Hiện tại nhóm ngành Kỹ thuật có sức hút lớn đối với học viên bởi cơ hội việc làm và mức thu nhập hấp dẫn. Chính nhu cầu học tập gia tăng nên các trường cũng đầu tư và chương trình Điện công nghiệp bậc cao đẳng. Trường cao đẳng nghề số 1 – BQP là địa chỉ đào tạo uy tín đối với sinh viên. Sinh viên ngành điện công nghiệp tại Trường cao đẳng nghề số 1 – BQP có nhiều cơ hội được thực hành thực tập tại xưởng thực hành hoặc tại các DN quy mô lớn. Hơn nữa chương trình đào tạo được cập nhập theo chuẩn quốc tế. Với hình thức xét tuyển học bạ THPT và điểm thi THPT quốc gia, học viên sẽ có nhiều cơ hội xét tuyển cao đẳng điện công nghiệp và học tập tại Trường cao đẳng nghề số 1 – BQP.