“Không có bậc bố mẹ nào dễ chấp nhận cho con bỏ dở học đại học. Nhưng gia đình không có nhiều mối quan hệ xin việc. Muốn vậy, tôi xác định phải có tay nghề vững thì mới tự lập được…”.
Nỗ lực giành được chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc thế giới, Nguyễn Văn Quân đã được Thủ tướng tặng bằng khen và được chọn là 1 trong 10 đại sứ kỹ năng nghề đầu tiên của Việt Nam trong tháng 7/2020.
Bỏ đại học để học cao đẳng
Học hết cấp 3, cậu học trò Nguyễn Văn Quân sinh năm 1996 quê ở Tiên Lữ, Hưng Yên xuất sắc thi đậu vào khoa Cơ điện (Học viện Nông nghiệp Việt Nam).
Thế nhưng chẳng bao lâu, dù đạt thành tích cao trong học tập, Quân quyết định bỏ ngang việc học đại học trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Lý do bỏ học thật đơn giản: Học đại học thiên nhiều về lý thuyết và ít được thực hành.
Quân chia sẻ: “Lúc ấy tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc bỏ học đại học, gia đình phản đối kịch liệt rồi mọi người ngoài xã hội nhìn vào. Quá trình bỏ học đối với tôi là cả một cuộc đấu tranh nội tâm lớn”.
Để bố mẹ đồng ý cho chuyển trường, Quân đã phải thuyết phục và tác động trong nhiều tháng liền.
“Tôi cũng hiểu cho bố mẹ vì không ít phụ huynh nào có thể chấp nhận cho con mình bỏ đại học để đi học nghề. Nhưng tôi phân tích rằng, để phát triển bản thân phải vững tay nghề. Gia đình mình không khá giả, không có nhiều mối quan hệ để dễ dàng xin việc thì mình phải có kỹ năng nghề vì vậy tôi xác định phải đi học nghề. Cuối cùng thì mọi người cũng đồng ý” – Nguyễn Văn Quân bộc bạch.

Về nhà tìm hiểu nửa năm, bỏ ngoài tai sự đàm tiếu của xóm làng, Quân quyết định nộp hồ sơ theo học nghề.
Tháng 8/2016 cậu sinh viên nhập học trong sự háo hức khi mà được biết mình sẽ có 70% thời gian để thực hành ngôi trường mới này.
Đam mê cơ điện từ nhỏ
Với sự đam mê ngành cơ điện tử từ nhỏ, được học tập trong môi trường phù hợp, thành tích của Nguyễn Văn Quân phất lên như diều gặp gió. Liên tục đạt giải cao tại các cuộc thi trong nước, Quân vinh dự được chọn đi thi Tay nghề thế giới tại Nga.

Quân bật bí: “Tôi có niềm đam mê với cơ điện tử từ hồi trung học. Năm lớp 11 Tôi cũng đã nhận được giải thưởng về máy quét rác tư động, có lần mình còn tháo tung cả chiếc máy giặt ở nhà để xem nó hoạt động thế nào, bị mẹ đánh đòn rất đau”.
Để chuẩn bị cho cuộc thi tay nghề tại Nga, tháng 8/2018 Quân khăn gói sang Hàn Quốc để học tập. Mỗi tháng, Quân và các thành viên trong đội tuyển làm 1 bài kiểm tra định kỳ cập nhật công nghệ mới. Từ bài kiểm tra định kỳ, thầy giáo làm bảng đánh giá năng lực của thí sinh gửi về Việt Nam theo dõi.
Nguyễn Văn Quân cho biết: “Ở Hàn Quốc, chúng tôi phải tuân thủ chế độ luyện tập rất khắc nghiệt. Theo quy định từ 6h sáng đến 7h tối, chúng tôi học. Sau đó, chúng tôi tự học đến khuya có hôm 2 – 3h sáng”.
Ngoài ra, các tuyển thủ cũng phải tập thể lực cường độ cao, tập luyện trong thời gian dài với áp lực tiếng ồn lớn. Khí hậu và sự khác biết về ngôn ngữ cũng là rào cản không hề nhỏ đối với Quân khi học tập ở nước bạn.

Trước sự nỗ lực không ngừng nghỉ, được rèn luyện bài bản, kỹ lưỡng Quân đi thi với sự tự tin cao. Tại kỳ thi tay nghề thế giới tháng 8/2019 cậu sinh viên nhận được chứng chỉ tay nghề xuất sắc sau 3 ngày thi liên tục ở Liên bang Nga.
Trở về nước tiếp tục học tập tại trường, Quân luôn sẵn sàng hỗ trợ các thầy huấn luyện các em ở khóa sau để tiếp tục các kỳ thi. Sắp tới, ra trường với đầy mình thành tích Quân và đã được một công ty lớn mới về làm việc, nhưng quan trọng hơn là anh cảm thấy tự tin khi học trường nghề, được tiếp xúc nhiều với máy móc.
Theo: Phạm Công/dantri.com.vn
Học đại học hay học nghề là sự trăn trở rất nghiều năm của các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh, chọn hướng đi nào mà tỉ lệ việc làm cao thu nhập tốt hay có thể bứt phá thành ông chủ.
Đã rất lâu tư duy “cha truyền con nối” về bằng cấp được ăn mòn trong ý thức hệ cộng đồng người Việt Nam nói chung là phải vào lớp 10, vào đại học cho bằng được để có tấm bằng danh giá, giúp nâng cao giá trị bản thân rồi tính sau.
Đến khi nhìn thẳng vào vấn đề thì mới nhận ra rằng hầu hết các bạn sinh viên đại học ra trường đều khó khăn trong việc lăn lộn tìm kiếm việc làm, chấp nhận làm trái nghề với thu nhập thấp hoặc lại tìm vào trường nghề học nghề ngắn hạn dễ xin việc làm hơn mong muốn có thu nhập ổn định để mưu sinh.
Thậm chí năm 2017 – 2018 có một số sinh viên khi ra trường thất nghiệp đã tự tay đốt đi tấm bằng mà bản thân đã dày công đạt được trong 4-5 năm đại học.
Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp lớn kiến thức của đại học đã cống hiến trong sự nghiệp, phát triển đất nước nhưng thực tế đại học không phải con đường duy nhất để các bạn đến thành công.
Như vậy, bạn quyết định như thế nào thì hãy lựa chọn theo đuổi đam mê và xét về năng lực của bản thân, khả năng tài chính của gia đình cho dù đó là con đường đại học hay học nghề.
Vậy khi tìm hiểu về giá trị của học nghề cần lưu ý những gì?
Có lợi thế hơn đại học hay không?
Có việc làm ngay, thu nhập tốt không?
Gia đình khó khăn mong muốn học nghề được hỗ trợ ra sao?
Tìm hiểu tại:
GIÁ TRỊ CỦA HỌC NGHỀ